Nhà Xưởng Tiền Chế Là Gì? Các Mẫu Nhà Xưởng Tiền Chế Đà Nẵng Giá Rẻ, Đẹp 2023

Cũng  giống như nhà thép tiền chế thì nhà xưởng tiền chế cũng là loại mô hình nhà xưởng được thiết kế hoàn toàn bằng khung thép. Không những tiết kiệm được chi phí và thời gian hơn . Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin về nhà xưởng tiền chế tại bài viết này cùng mình nha.

Table of Contents

Nhà xưởng tiền chế là gì?

Nhà xưởng là dạng công trình có quy mô khá lớn được thiết kế theo hình ống dài, hoặc rộng. Nhằm phục vụ trong các nhu cầu sản xuất chứa bao gồm nhân lực và hàng hóa.

Nhà xưởng tiền chế
Nhà xưởng tiền chế được thiết kế xây dựng hoàn toàn bằng khung thép

Vậy nhà xưởng tiền chế là nhà xưởng xây dựng được thiết kế hoàn toàn bằng khung thép. Thường được các doanh nghiệp sử dụng nhằm xây  nhà xưởng, nhà kho, nhà chứa hàng hóa, thực phẩm.

Tổng quan của nhà xưởng tiền chế.

Bên cạnh những nhà thép tiền chế nông nghiệp, thương mại dịch vụ, và các công trình công cộng thì nhà xưởng tiền thế là lựa chọn của mọi công trình xây dựng với kết cấu chịu lực tốt được  kết cấu bằng thép.

Nhà thép tiền chế được ra đời vào những năm của nửa cuối thế kỷ 20 ở Hoa Kỳ. Trải qua quá trình phát triển nay được phổ biến rộng rãi ở các nước Mỹ và khu vực Châu Âu và hiện nay đang phổ biến ở việt Nam. Đến nay hiện Việt Nam đã có hơn 90% nhà xưởng sử dụng mô hình cấu tạo từ khung thép tiền chế.

Vì sao nhà thép tiền chế được nhiều doanh nghiệp chọn lựa vì nhà xưởng thép được sản xuất hoàn toàn từ thép và được chế tạo sẵn tại nhà máy trước khi đem đến lắp ráp tại công trường. Quá trình hoàn thiện nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao.

Các thông số cơ bản về nhà xưởng thép tiền chế.

Những thông số cơ bản để xác định mô tả một nhà xưởng thép tiền chế bao gồm :

  • Chiều rộng nhà : sẽ được tính bằng độ mép tường bên này tới độ dài mép tường bên kia.
  • Chiều dài nhà : chiều dài nhà được tính từ khoảng cách giữa 2 mép tường đối diện nhau.
  • Chiều cao : được tính bằng khoảng cách từ chân nhà lên tới điểm giao giữa mái tôn và tường.
  • Độ dốc mái : thường lấy = 15%  vì đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thoát mưa và do đó chủ đầu tư phải chọn tỉ lệ phù hợp để đảm bảo nước mưa không ứ đọng lại trên mái.
  • Bước cột : là khoảng cách giữa các cột theo phương dọc nhà
  • Tải trọng : bao gồm trọng lượng bản thân, hoạt tải máy, tải trọng cầu trục, tải trọng gió, tải trọng sử dụng và tải trọng sàn…

Quy trình thiết kế – thi công nhà xưởng khung thép tiền chế.

Quy trình thiết kế nhà xưởng thép tiền chế

Tiếp nhận thông tin khách hàng :

tiếp nhận thông tin khách hàng với dự án có sẵn thiết kế, hoặc đối với những dự án chưa có bản thiết kế thì tiến hành đo đạc và tư vấn cho chủ đầu tư.

Khảo sát khu vực xây dựng :

sau khi tiếp nhận hồ sơ đơn vị thi công sẽ đến khảo sát mặt bằng, và đưa ra các phương án thiết kế phù hợp nhất đối với công trình yêu cầu. Sau đó đội ngũ thi công sẽ xem xét và tối ưu các phương án về cơ sở hạ tầng, về bảo vệ môi trường và phòng cháy chữa cháy theo quy định của nhà nước, khu công nghiệp nơi đang tiến hành xây dựng nhà xưởng.

Lên concept mặt bằng và phương án thiết kế :

tiếp theo sẽ lên các ý tưởng trên mặt bằng đó và những phương án cho kết cấu sao cho phù hợp với nơi thi công xây dựng và theo tiêu chuẩn được áp dụng khi thi công thiết kế nhà xưởng.

Ký hợp đồng thiết kế :

Sau khi lên concept thì đến giai đoạn ký hợp đồng thiết kế :

  • Bắt đầu tiến hành thiết kế nhà xưởng .
  • Sau đó tiến hành thiết kế bản vẽ kỹ thuật.
  • Bàn giao thiết kế và tiến hành lên dự toán chi phí.

Quy trình xây dựng nhà xưởng :

  • Tiếp nhận và bảo quản vật tư xây dựng nhà xưởng
  • Thi công nền nhà xưởng
  • Thi công khung thép nhà xưởng
  • Thi công mái cho nhà xưởng
  • Xây dựng tường bao quanh, vách trong nhà xưởng
  • Xây dựng hạ tầng nhà xưởng
  • Thi công hệ thống kỹ thuật nhà xưởng
  • Hoàn thiện nhà xưởng và lắp đặt thiết bị
  • Vệ sinh và đưa vào sử dụng

Các tiêu chí để thiết kế nhà xưởng tiền chế

  • Không gian sử dụng: dựa vào tùy nhu cầu của mỗi doanh nghiệp mà phân chia không gian nhà xưởng khác nhau . Tùy vào mỗi nhà xưởng mà xây không gian sử dụng ở hiện tại và trong tương lai .
  • Thời gian tiến hành xây dựng của công trình.
  • Các yếu tố môi trường, các tiện nghi và hiệu suất nhiệt.
  • Thẩm mỹ và ảnh hưởng trong mắt nhìn.
  • Giảm được tiếng ồn trong các cơ sở sản xuất nhà xưởng.
  • Tính bề vững của nhà xưởng.
  • Bảo trì tốt trong quá trình sử dụng , tái sử dụng và di dời.

Tầm quan trọng của kĩ thuật trong thiết kế

Kĩ thuật là gì và vai trò tầm quan trọng của kĩ thuật trong thiết kế nhà xưởng tiền chế : nhờ vào bản  vẽ kĩ thuật,  bản vẽ chi tiết, bản vẽ tổng thể hay các sơ đồ mà các đội thi công tại hiện trường có thể đọc các bản vẽ để thu thập thông tin tài liệu liên quan đến thiết kế từ đó dễ dàng  tiến hành các công trình. 

Vậy ta có thể nói thiết kế kỹ thuật là hoạt động xác định các hình dạng, chức năng, tính toán và đưa ra các  thông số tùy thuộc vào từng yêu cầu của sản phẩm mà các doanh nghiệp đưa ra. Do đó bản vẽ kĩ thuật có vai trò hết sức quan trọng đối với thiết kế nhà xưởng thép tiền chế.

Cấu tạo – kết cấu của  nhà xưởng thép tiền chế

Cấu tạo nhà xưởng tiền chế  bao gồm: Hệ kết cấu móng; Nền nhà xưởng,  Hệ khung kết cấu chính gồm : cột và vì kèo, Cửa trời và mái canop, Xà gồ và hệ giằng, cuối cùng  Mái tôn bao che và tôn mái.

Hệ thống kết cấu móng

Phần móng nhà xưởng kết cấu nhà xưởng tiền chế : cũng như xây nhà truyền thống thì khi xây nhà xưởng thép tiền chế cũng sử dụng hệ móng bằng bê tông cốt thép. Vì móng là nơi đảm nhiệm chịu truyền tải trọng từ trên xuống và vào nền đất bên dưới để đảm bảo sự chắc chắn, an toàn  của công trình.

Trước khi đổ móng thì các bu long neo phải được đảm bảo liên kết chính xác và chắc chắn và hệ thống thép móng. Khâu này rất quan trọng trong việc đảm bảo được sự chắc chắn của nhà xưởng  và với việc lắp đặt các linh kiện như thép cột kèo sau này được dễ dàng hơn.

Nền nhà xưởng tiền chế

Nền nhà xưởng thép tiền chế : vì nhà xưởng đa số là doanh nghiệp nên sẽ có số lượng máy móc, xe tải di chuyển nên là hầu hết các hoạt động đều diễn ra trên bề mặt nền nhà xưởng, giống như móng nhà thì nền nhà cũng khá quan trọng vì nó chịu trực tiếp các tải trọng lên. Tùy vào yêu cầu và tính chất công việc mà chọn cấu tạo nền nhà phù hợp như : nền gia cố cọc ximăng đất, nền nhà xưởng thông thường hay sàn treo… sau khi hoàn thiện thì nền nhà sẽ được đánh bóng hoặc sơn để giúp thẩm mỹ hơn và sạch sẽ hơn khi đưa vào hoạt động.

Có một số dạng nền  nhà xưởng sau :

  • Nền bê tông.
  • Nền bê tông có phoi thép chịu va chạm tốt .
  • Nền bê tông chắc chắn để có thể chịu được sự ăn mòn của axit, kiềm.
  • Nền bê tông Asphalt.
  • Nền lát gạch ximăng.
  • Nền thép.
  • Nền lát ván gỗ, chất dẻo.

Hệ thống khung cột, kèo nhà xưởng

Hệ thống khung kết cấu chính: cột, dầm, vì kèo thép : thành phần cấu tạo chính trong hệ thống nhà xưởng thép tiền chế đó là cột thép và vì kèo thép,  được thiết kế dưới dạng thép H và thường sử dụng bảng mã và các bu lông ở cường độ cao. Tùy vào yêu cầu của các nhà xưởng mà các kỹ sư sẽ thiết kế công trình nhà xưởng có khả năng chịu được lực lên đến 100m theo yêu cầu của khách hàng.

Hệ thống khung cột, kèo nhà xưởng
Cấu tạo chính hệ thống nhà xưởng thép tiền chế là cột thép và vì kèo thép

Cửa trời và mái Canopy

Mái canopy và hệ thống cửa trời : có tác dụng che nắng che mưa tại các vị trí của nhà xưởng như cửa chính , của thông gió, cửa sổ nhằm giúp cho nhà xưởng thông thoáng hơn khi đi vào hoạt động.

Xà gồ, hệ giằng

Xà gồ và hệ thống giằng mái, giằng cột, giằng xà gồ: nhằm liên kết với mái nhà và đỡ tôn đứng xung quanh nên xà  gồ là một cấu kiện thép khá quan trọng như cầu nối. Hệ giằng mái, giằng cột tùy khối lượng không nhiều nhưng là một phần không thể thiếu của kết cấu nhà xưởng nhằm tăng sự ổn định của hệ khung kết cấu chính trong quá trình lắp dựng nhà xưởng. 

Mái tôn che nhà xưởng

Tôn và vật liệu cách nhiệt: có thể chọn những loại tôn có khả năng cách nhiệt và chống ồn tốt để mang lại hiệu quả cao hơn khi đi vào sử dụng nhà xưởng.

Vậy ưu nhược điểm của nhà xưởng thép tiền chế là gì ?

Trước khi quyết định có nên xây nhà xưởng tiền chế hay không bạn nên cần biết những ưu và nhược điểm của loại nhà này.

Ưu điểm của nhà xưởng tiền chế

Thời gian thi công : dù là những công trình phức tạp thì thời gian thi công của các loại nhà này vấn nhanh vì các kết cấu kiện được lắp ráp sẵn và không mất nhiều quá thời gian và công sức.

Độ công nghiệp hóa cao : kiểu nhà này rất phù hợp để các doanh nghiệp lựa chọn xây những nhà xưởng với những quy mô lớn. Vì  độ tính nhanh và chính xác.

Chi phí thi công thấp: so với nhà bê tông cốt thép thì nhà tiền chế có giá thành rẻ hơn nhiều và giảm được nhiều chi phí về nguyên liệu và nhân công.

Độ chống thấm rất cao : hạn chế tối đa việc ẩm mốc vì theo mô hình nhà  xưởng tiền chế thường có các hệ thống mái đứng và diềm mái.

Khả năng tạo hình đa dạng : nhờ vào thiết kế tỉ mỉ, tinh tế. Với đội ngũ kiến trúc sư nên ý tưởng thiết kế không giới hạn và chủ doanh nghiệp cũng có thể trang trí theo ý tưởng sáng tạo của mình .

Ngoài ra khi xây nhà xưởng thép tiền chế còn tiết kiệm được vật liệu, có khả năng chịu lực lớn và dễ mở rộng và đồng bộ.

Nhược điểm của nhà xưởng tiền chế

Bên cạnh những ưu điểm thì khi xây nhà xưởng tiền chế cũng sẽ có những nhược điểm mà chúng ta phải chú ý.

Khả năng chịu lửa thấp : nhược điểm đầu tiên khi nói đến khi xây loại nhà này đó là mức chịu đựng nhiệt dưới 500°C , bởi nếu vượt quá mức nhiệt độ này sẽ nóng chảy và dẫn đến việc mất khả năng chịu lực.

Dễ ăn mòn : với khí hậu ôn đới  với nhiệt đới ở Việt Nam thì môi trường thường nóng ấm nên dễ gây ra sự gỉ thép và ăn mòn rất cao làm ảnh hưởng đến chất lượng của nhà xưởng.

Chi phí bảo dưỡng khá cao : chất lượng đi đôi với gia thành  để đảm bảo được độ bền của nhà xưởng thì chi phí bảo dưỡng cũng khá cao để tăng độ chịu lửa , chống gỉ và ăn mòn.

Để bảo dưỡng và hạn chế những hư hại do yếu tố bên ngoài gây ra thì thường các cấu kiện thép đều được sơn bên ngoài nhằm gia tăng tính thẩm mỹ và cũng như tính lâu dài hơn cho nhà xưởng.

Báo giá nhà xưởng tiền chế mới nhất 2023

Báo giá nhà xưởng thép tiền chế:

Nhà xưởng tiền chế hệ vượt nhịp từ 20m cho đến 30m

Giá 1,610,000đ/m2 – 2,500,000đ/m2 tùy vào diện tích, quy mô nhà xưởng, ngành nghề hoạt động, nền nhà xưởng, khung kèo cột. Bảng báo giá tương đối chính xác, tùy theo diện tích.

Mô tả sơ bộ:

  • Nền nhà xưởng bằng bê tông cốt thép, sơn epoxy
  • Chiều cao dưới 7,5m;
  • Cột, vì kèo thép tổ hợp.
  • Mái panel dày xấp xỉ 50mm.
  • Tường panel.
  • Cửa nhôm kính.
  • Trần thạch cao.

Nhà xưởng tiền chế dùng cột bê tông cốt thép, khung vì kèo thép tiền chế, mái lợp tôn

Đơn giá: 2.000.000 đ/m2 đến 2.200.000 đ/m2.

Mô tả sơ bộ:

  • Chiều cao dưới 7,5m
  • Cột bê tông cốt thép
  • Vì kèo thép tổ hợp, cửa trời
  • Mái tôn 0,45m
  • Tường 220 cao 4m, thưng tôn và cửa chớp tôn

Bảng giá cho nhà xưởng tiền chế đơn giản

Diện tích: dưới 1500m2, chiều cao dưới 7,5m, cột lõi thép hoặc cột bê tông, sắt hộp, kèo thép v, vách xây tường 100mm, mái tole, vách tole.

Không cầu trục: Đơn giá 1.300.000 đ/m2 – 1.500.000 đ/m2.

Có cầu trục 5 – 10 tấn: Đơn giá 1.800.000 đ/m2 – 2.000.000 đ/m2

Mô tả sơ bộ :

  • Chiều cao dưới 7.5m,
  • Tường 110 cao 2m, thưng tôn, cửa chớp tôn
  • Mái tôn 1 lớp 0,45mm
  • Cột kèo thép tổ hợp
  • Nền bê tông dày 15cm

Bảng giá áp dụng cho nhà xưởng tiền chế (Không đổ bê tông)

Giá: 450,000đ/m2 – 1200,000/m2, xà gồ C dầy 1,8mm – 2mm, Sắt hộp 5×10, 6×12, Cột I100 – I200 hoặc sử dụng cột điện để giúp giám giá thành và tăng độ bền của sản phẩm, thép đặc làm kèo, bu lông, ốc vít liên kết, bản mã, cáp căng, mái tole dày 4,5zem.

Chú ý*: Đơn giá Cơ Khí Trọng Đạt đưa ra ở trên chỉ mang tính tham khảo, nếu khách hàng có nhu cầu tìm hiểu hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn báo giá chính xác nhất.

Nhận Báo Giá

Những mẫu nhà xưởng tiền chế giá rẻ, đẹp

Mẫu nhà xưởng tiền chế nhỏ đẹp

Mẫu nhà xưởng tiền chế nhỏ đẹp

Mẫu nhà xưởng hiện đại

 

Mẫu nhà xưởng hiện đại

Mẫu nhà xưởng khu công nghiệp

Mẫu nhà xưởng khu công nghiệp

Mẫu nhà xưởng khác

Mẫu nhà xưởng khác

Những câu hỏi về nhà xưởng thép tiền chế hay gặp nhất là gì ?

Khả năng cách âm cách nhiệt của nhà xưởng thép tiền chế có tốt không?

Các vật liệu về nhà xưởng thép tiền chế có khả năng cách âm, cách nhiệt cực tốt nên sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp tiết kiệm được điện năng cực tốt.

Nhà xưởng khung thép có bền như nhà bê tông cốt thép hay không?

Nhà khung xưởng thép tiền chế được đánh bền hơn so với nhà bê tông cốt thép. Do đó Tuổi thọ của nhà xưởng thép tiền chế lâu  hơn  so với nhà bê tông cốt thép .

Chi phí hoàn thiện công trình nhà xưởng thép tiền chế có nhiều không ?

Chi phí hoàn thiện nhà xưởng tiền chế tùy vào diện tích, quy mô của nhà xưởng để có thể ước tính được chi phí toàn bộ.

Nhà xưởng tiền chế có cần xin phép xây dựng không ?

Nhà xưởng thép tiền chế vẫn phải tuân theo  việc xin cấp phép xây dựng theo đúng của luật xây dựng .

Nhà xưởng tiền chế có thể sử dụng tấm bê tông nhẹ làm sàn , vách khi thiết kế không ?

Tấm bê tông nhẹ nếu đảm bảo độ cứng thì vẫn có thể sử dụng làm sàn và vách của nhà xưởng tiền chế.

Nhà xưởng tiền chế có phải làm theo mẫu có sẵn không ?

Nhà xưởng tiền chế có thể sản xuất, chế tạo sẵn rồi lắp ráp theo yêu cầu của thiết kế kiến trúc công trình nhà xưởng.

———————————————————————
CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TRỌNG ĐẠT

Địa chỉ: Lô 39 B2.44 KDT Ven Sông, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Điện thoại: 0905.784.379

Email: cokhitrongdat@gmail.com

Website: www.cokhitrongdat.com

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *